Hiện nay có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên thắc mắc: “Y sĩ là gì? Học xong trung cấp y sĩ ra trường làm gì?”. Và phân vân không biết có nên chọn ngành y sĩ hay không? Trước hết Y dược Hà nội sẽ giải thích về nghề y sĩ:
Thông tin chung về nghề y sĩ
Đây là một nghề hấp dẫn trong lĩnh vực y khoa. Ở các cơ sở y khoa hay văn phòng bác sĩ luôn bận rộn chăm sóc bệnh nhân. Và họ luôn tìm một người giúp cho mọi thứ ở đây trật tự, đặc biệt là một người có thể san sẻ khối lượng công việc nặng nề hàng ngày đó. Từ đó nhu cầu về y sĩ luôn tăng nhanh chóng và đã mở ra một cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn trong lĩnh vực y khoa hiện nay.
Thế những người y sĩ có những đặc điểm gì
Đây là hướng chủ đạo mà những người có ý định học ngành y sĩ đang muốn tìm hiểu. Họ cần xác định công việc mà họ sẽ làm trong tương lai như thế nào.
Y sĩ có trách nhiệm giải quyết các nhiệm vụ hành chính văn phòng trong một văn phòng y tế bận rộn. Họ trả lời các cuộc điện thoại hàng ngày, cập nhật thông tin bệnh nhân và các cuộc hẹn…đó chỉ là một phần trong những trách nhiệm của một người y sĩ . Nhìn chung, theo dõi những gì xảy ra trong khu vực làm việc và xử lý các tình huống xảy ra hàng ngày trong văn phòng y tế là nhiệm vụ hằng ngày của một y sĩ.
Hiện nay, y sĩ phân thành 2 cấp độ đó là: y sĩ chưa được cấp phép hành nghề và y sĩ đã đăng ký hành nghề. Vơi các y sĩ chưa đăng ký thì bắt buộc phải làm việc dưới sự giám sát liên tục của bác sĩ, điều dưỡng. Và công việc của họ cũng ở mức đơn giản đó là làm các nhiệm vụ hành chính văn thư là chính ( làm hồ sơ xuất nhập viện cho bệnh nhân, gọi điện thoại, lên cuộc hẹn, thăm hỏi tình hình sức khỏe bệnh nhân,…). Với y sĩ đã được cấp phép hành nghề nhiệm vụ sẽ cao hơn chú trọng chuyên môn lâm sàng nhiều hơn như: đo chỉ số sinh tồn, tiến hành các tiểu phẫu, thực hiện quá trình lấy máu bệnh nhân cho các xét nghiệm trong một số trường hợp y sĩ có giấy phép đăng ký được phép thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán điện tâm đồ cho bệnh nhân.
Tuy công việc của một người y sĩ có vẻ nhiều, nhưng họ được tương tác thường xuyên với những người mới mỗi ngày. Y sĩ có cơ hội giúp đỡ những người cần sự giúp đỡ, trong khoảng thời gian đó họ sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều sâu sắc trong cuộc sống,đây cũng là mong muốn cao lớn nhất đối với những người muốn trở thành y sĩ.
Học trung cấp y sĩ để giúp đỡ người
Công việc trong các phòng mạch, văn phòng y tế,…luôn diễn ra với tốc độ nhanh, mọi công việc có trôi chảy hay không có sự góp phần rất lớn của người y sĩ . Nếu người y sĩ thường xuyên bỏ qua nhiệm vụ của mình thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự vận hành đó.
Lợi ích từ nghề y sĩ
Cơ hội việc làm
Y sĩ là một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe. Ngoài việc hỗ trợ các công việc hành chính một cách chuyên nghiệp các y sĩ có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực như bệnh viện, văn phòng nha khoa, phòng khám, y khoa tư nhân hoặc bất kỳ cơ sở nào có cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Như vậy có thể nhận thấy rằng ngành y sĩ có cơ hội tìm kiếm việc làm nhiều như thế nào. (Theo cục thống kê Bộ Lao động Mỹ, từ 2010 đến 2018 số lượng công việc cho người y sĩ sẽ tăng lên 34%)
Thu nhập ổn định
Theo xu hướng hiện nay, làm việc trong lĩnh vực y tế luôn mang lại một công việc ổn định hơn so với các ngành khác, và y sĩ cũng không ngoại lệ. Nếu bạn là một y sĩ đã được đào tạo bài bản tại các trường y dược và có giấy phép hành nghề, bạn sẽ có cơ hội được chuyển lên vị trí cao hơn như một điều dưỡng hoặc quản lý trong một cơ sở chăm sóc sức khỏe với mức lương cao
Thăng tiến
Đối với người y sĩ có rất nhiều hướng đi đối với họ,có thể được thăng tiến trở thành quản lý văn phòng; nghiên cứu chuyên sâu hơn để trở thành điều dưỡng, bác sĩ hoặc trở thành giảng viên truyền đạt kiến thức lại cho những y sĩ mới. Như vậy ngoài công việc chuyên môn, học có thể có cơ hội trong giáo dục đào tạo. Y sĩ là một lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển và nhiều sự lựa chọn trong con đường thăng tiến.
Y sĩ trung cấp học tại trường trung cấp Đam San
Công việc của một người y sĩ
Y sĩ được đào tạo y khoa chuyên nghiệp để thực hiện nhiều nhiệm vụ bao gồm các nhiệm vụ về văn thư và lâm sàng trong một loạt các cơ sở y tế. Vì nhu cầu thực tế cao và cơ sở đào tạo rộng, y sĩ có thể làm được nhiều việc khác nhau trong lĩnh vực y khoa.
Công việc văn phòng
Y sĩ được đào tạo các kiến thức và kỹ năng để thực hiện một loạt các công việc tại các cơ sở y khoa. Ngoài việc trả lời điện thoại, lên lịch hẹn, sắp xếp văn bản và chào đón bệnh nhân, y sĩ có thể cập nhật những báo cáo y khoa, lưu trữ thông tin bảo hiểm và sắp xếp cho các dịch vụ y khoa. Những kỹ năng này làm y sĩ đủ điều kiện cho nhiều công việ khác nhau trong các văn phòng y khoa.
Công việc Lâm sàng
Những y sĩ đã có chứng nhận có thể được thuê như là một trợ lý bác sĩ và điều dưỡng viên khác trong các văn phòng y tế để thực hiện các nhiệm vụ lâm sàng. Các công tác lâm sàn mà một y sĩ thực hiện bao gồm: đo các chỉ số sinh tồn,chuẩn bị cho bệnh nhân tham gia các bài đánh giá y khoa, giải thích quy trình điều trị và tập hợp các kết quả xét nghiệm. Y sĩ làm việc dưới sự giám sát của bác sỹ, điều dưỡng hoặc một thư ký y khoa, y sĩ cũng có thể tham gia vào quy trình lấy máy, đo điện tâm đồ và hướng dẫn phát thuốc.
Công việc Bệnh viện
Nhiệm vụ tại bệnh viện của y sĩ bao gồm các nhiệm vụ lâm sàng tương tự cùng với một số chuyên môn khác. Vì bệnh viện có bệnh nhân ở lại qua đêm và đôi khi ở lại lâu dài, họ cần các y sĩ để thực hiện các nhiệm vụ lâm sàng cũng như chăm sóc cho các nhu cầu hằng ngày của bệnh nhân bao gồm: vệ sinh cá nhân, giúp bệnh nhân vào phòng tắm, chuyển bệnh nhân từ phòng nội trú đến các phòng ban khác để thử nghiệm hoặc điều trị. Y sĩ làm việc như là một kỹ thuật viên chăm sóc bệnh nhân và thường được yêu cầu làm việc vào ban đêm và cuối tuần.
Công việc chuyên môn
Một số y sĩ làm việc trong các lĩnh vực đặc biệt như nhãn khoa, nhi khoa và sản khoa. Các y sĩ có nhiệm vụ đặc biệt liên quan đến lĩnh vực của họ. Y sĩ khoa mắt giúp chăm sóc cho bệnh nhân bằng cách thực hiện các bài kiểm tra mắt chuẩn đoán và hỗ trợ bệnh nhân. Y sĩ nhi khoa cung cấp các chăm sóc y tế cho trẻ em dưới sự giám sát của một bác sĩ nhi khoa. Y sĩ sản khoa làm việc tại phòng mạch bác sĩ và hỗ trợ các xét nghiệm và sắp xếp các kết quả xét nghiệm chuẩn đoán. Trong từng chuyên ngành y sĩ có thể được yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ về văn thư và lâm sàng khác nhau.
Làm thế nào để trở thành y sĩ?
Đào tạo tại các trường được công nhận là một điều bắt buộc để trở thành y sĩ. Đơn vị đào tạo phải là những trường dạy về y khoa.
Trong suốt khóa học, các y sĩ tương lai sẽ tham gia tại các phòng thí nghiệm lâm sàng thực nghiệm tại các sơ sở như bệnh viện dưới sự giám sát của một chuyên gia y tế chuyên nghiệp. Chương trình học cũng sẽ bao gồm các môn học: giải phẫu học, sinh lý học, thuật ngữ y tế và các môn khác liên quan đến những hoạt động của văn phòng y khoa.
Các kỹ năng cơ bản cần có của Y sĩ
Y sĩ đã được đào tạo và có đăng ký hành nghề chăm sóc sức khỏe có vai trò hành chánh và điều trị làm việc với bác sĩ tại phòng mạch hoặc điều trị. Y sĩ có thể làm việc mật thiết với bác sĩ hay đơn giản là ghi chú những công việc mà bác sỹ không có thời gian hoàn thành trong ngày. Y sĩ quan hệ mật thiết với bệnh nhân và những kỹ năng được yêu cầu đơn giản như là của một điều dưỡng viên.
Kỹ năng giao tiếp với bệnh nhân của Y sĩ
Y sĩ phải có thể giao tiếp tốt với mọi người ở mọi độ tuổi và giới tính. Bệnh nhân có nhiều lứa tuổi khác nhau từ trẻ em đến người già. Xây dựng niềm tin với bệnh nhân là việc làm sao tương tác và giao tiếp trong sáng vì sự trung thực là cần thiết cho một y sĩ. Y sĩ thường kiểm tra huyết áp cho bệnh nhân, các chỉ số sinh tồn, tiêm thuốc, băng bó vết thương hoặc hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các quy trình điều trị theo yêu cầu của bác sỹ.
Kỹ năng giải phẫu của Y sĩ
Hiểu biết về cơ thể người là một kỹ năng quan trọng đối với y sĩ bởi vì y sĩ thường chịu trách nhiệm hoàn thành những kiểm tra cơ bản hay chuẩn bị công việc cho bác sỹ. Y sĩ phải làm quen và thông hiểu hệ thống thần kinh, tiết niệu và tiêu hóa, hệ thống hô hấp và sinh sản, nội tiết tố và hệ thống tim mạch trong cơ thể. Nếu một bệnh nhân phàn nàn về việc bị đau hoặc biến chứng cụ thể, y sĩ phải xác định được vị trí cơ thể bị ảnh hưởng và truyền đạt lại cho bác sỹ.
Kỹ năng hành chánh của Y sĩ
Trong khi các văn phòng y khoa có thể có tiếp tân để thực hiện việc đặt các cuộc hẹn và trả lời các cuộc gọi và câu hỏi của bệnh nhân, y sĩ cũng phải có kỹ năng hành chánh. Điều này có thể bao gồm việc đặt hàng các công cụ y khoa cần thiết cho điều trị, điền thông tin vào hóa đơn, kiểm tra kết quả có thể là bí mật hay cá nhân. Nếu văn phòng y khoa không có tiếp tân, y sĩ cũng có thể chịu trách nhiệm trả lời điện thoại, lên cuộc hẹn và chịu trách nhiệm các chi trả bảo hiểm sức khỏe của bệnh nhân.
Kỹ năng của Y sĩ trong phòng Thí nghiệm
Y sĩ cũng có thể làm chịu trách nhiệm làm việc trong phòng thí nghiệm nếu cơ sở điều trị y khoa nhỏ và không gửi những mẫu xét nghiệm đến các phòng thí nghiệm lớn. Nếu trong trường hợp này, ý sĩ phải có kỹ năng trong phòng thí nghiệm như là làm việc với kiểm tra thị lực, thai sản và phân tích nước tiểu và các các mẫu bệnh phẩm khác nhau. Y sĩ cũng được yêu cầu chuẩn bị cho các mẫu bệnh phẩm nếu tại cơ sở không tiến hành kiểm tra được.
Chứng nhận hành nghề Y sĩ
Chứng chỉ hành nghề cho y sĩ: không thể thiếu nếu các em làm y tế
Dù là làm trong nhà nước hay tư nhân thì mỗi y sĩ đều phải có chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề chứng tỏ y sĩ đó có đủ điều kiện hành nghề, được sự công nhận hợp pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong y tế nhà nước thì bệnh viện hoặc các cơ sở y tế sẽ phải làm chứng chỉ hành nghề cho nhân viên.
Khi có Chứng chỉ hành nghề , người y sĩ có thể tham gia vào công tác khám chữa bệnh tại phòng khám tư nhân hoặc bệnh viện tư nhân (Nếu sau này các em không muốn làm trong nhà nước hoặc không có điều kiện làm trong nhà nước thì cần phải có Chứng chỉ hành nghề để hành nghề y tư nhân). Được phép mở phòng chẩn trị Y học cổ truyền với y sĩ Y học cổ truyền. Được phép mở Cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp hoặc Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà với y sĩ đa khoa. Ngoài ra Chứng chỉ hành nghề còn là điều kiện giúp các y sĩ trong thi học lên cấp cao hơn (VD như Bác sĩ hoặc Cử nhân Điều Dưỡng).
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu qua về nghề y sĩ và các thông tin liên quan đến nghề y sĩ. Nếu bạn có ý định muốn học ngay ngành đang hot này thì hãy liên hệ để được tư vấn.